1 |
22/02/2018 |
Nội dung câu hỏi:
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Công ty chúng tôi muốn mở rộng sản xuất xuất khẩu với mặt hàng gỗ. Chúng tôi rất mong được tư vấn 2 việc như sau: 1, Toàn bộ nguyên liệu được nhập khẩu từ Châu Âu : dạng cây gỗ tròn ( Tần bì, Dẻ gai,...), và được xẻ , sấy thành dạng gỗ tấm rồi được xuất khẩu sang Trung Quốc. ( vẫn là gỗ tự nhiên ) Vậy chúng tôi sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu không ?
2, Công ty chúng tôi thuê lại mặt bằng , lán xưởng để sản xuất xuất khẩu (SXXK), Vậy khi đăng ký Cơ sở SXXK chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ gì và thủ tục như thế nào?
Xem câu trả lời
Ẩn câu trả lời
Trả lời:
- Về thuế nhập khẩu: trường hợp công ty nhập khẩu gỗ tròn, sau đó xẻ, sấy thành dạng gỗ tấm để xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.
- Về thuế xuất khẩu: trường hợp sản phẩm xuất khẩu (gỗ dạng tấm mã số HS 4407 hoặc 4408) có thuế xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ thì công ty phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định.
2. Công ty chúng tôi thuê lại mặt bằng , lán xưởng để sản xuất xuất khẩu (SXXK), Vậy khi đăng ký Cơ sở SXXK chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ gì và thủ tục như thế nào?
Căn cứ Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu trữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu khi thực hiện hợp đồng gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu với Chi cục Hải quan dự kiến làm thủ tục theo mẫu 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC thông qua hệ thống.
Các trường hợp kiểm tra, thủ tục, nội dung kiểm tra được quy định tại Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau
“1. Các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
a) Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu;
b) Tổ chức cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
c) Trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
2. Thủ tục kiểm tra
a) Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/KTCSSX/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở sản gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Kiểm tra nhà xưởng, máy móc thiết bị:
b.1) Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị;
b.2) Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản xuất; kiểm tra tình hình hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm;
c) Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động;
d) Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.”
4. Lập Biên bản kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất:
Kết thức kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ;
a) Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sử dụng hợp pháp về mặt bằng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất;
b) Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công, sản xuất (máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư) và phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu;
c) Số lượng máy móc, thiết bị, số lượng nhân công.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
5. Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất thực hiện theo qui định tại khoản 3 điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất được cập nhật vào hệ thống”
Ngoài ra căn cứ tại điều 12 Nghị định 134/216/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ thì cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế là:
“ a) Tổ chức cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan.
b)Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu”
Như vậy tổ chức cá nhân muốn được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất và thực hiện các quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất như điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC dẫn trên.
|
2 |
18/01/2018 |
Chúng tôi là VPDD của tập đoàn Hàn Quốc chuyên kinh doanh các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng. Hiện tại chúng tôi đã được cấp giấy công bố an toàn thực phẩm từ bộ Y tế cho sản phẩm kẹo nhân sâm (giấy công bố đứng tên của VPDD). Xin hỏi chúng tôi có thể đưa giấy công bố của chúng tôi cho một công ty khác ở Việt Nam để họ làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm này được không? Hiện tại hải quan có chấp nhận việc doanh nghiệp này sử dụng giấy công bố của doanh nghiệp khác để nhập khẩu thực phẩm được không? Hay bắt buộc người đứng tên trên giấy công bố và người nhập khẩu phải cùng một doanh nghiệp?
Xem câu trả lời
Ẩn câu trả lời
Trả lời:
Tại điểm 3, điểm 10 Điều 3 Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/03/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu có quy định như sau:
“1. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (trong văn bản này thống nhất viết tắt là an toàn thực phẩm) là sự bảo đảm rằng, tại thời điểm được kiểm tra sản phẩm là an toàn cho người sử dụng và lưu hành trên thị trường theo đúng quy định pháp luật hoặc theo đúng tiêu chuẩn cơ sở mà chủ hàng chịu trách nhiệm về chất lượng đã công bố.
…
10. Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm) là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ hàng đã thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định bắt buộc áp dụng của pháp luật Việt Nam”
Căn cứ các quy định trên thì Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm được cấp cho chủ hàng và chủ hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã công bố nên doanh nghiệp này không thể sử dụng giấy công bố của doanh nghiệp khác để nhập khẩu thực phẩm.
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì người khai hải quan gồm:
“1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh ủy quyền.
3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp củ hàng có yêu cầu khác.”
Như vậy trong trường hợp chủ hàng đứng tên trên bộ chứng từ nhập khẩu và ủy quyền cho Đại lý làm thủ tục hải quan thì được chấp nhận.
|